Đây là “vị cứu tinh” của người mắc bệnh tiểu đường

Tại một số nước Châu Á, cao hồng sâm được xem là “cứu tinh” của bệnh nhân mắc tiểu đường. Người mắc tiểu đường dùng hồng sâm kết hợp với các liệu pháp trị liệu như Insulin hay ăn kiêng, uống thuốc…, giúp điều hòa đường huyết và cải thiện triệu chứng tiểu đường.

Hồng sâm: Vị thuốc quý trong Đông y

Từ bao đời nay, hồng sâm luôn được coi là vị thuốc quý trong Đông y nói riêng và trong y học chữa bệnh nói chung. Đây là loại dược thảo được chế biến từ nhân sâm, một loại cây sống lâu năm, cao khoảng 0,6m, rễ phát triển thành củ to, lá mọc vòng, cuống dài, lá kép gồm nhiều lá chét mọc thành hình chân vịt. Khi được 4 năm tuổi, nhân sâm cho hoa.

Nhân sâm thường mọc hoang và được trồng ở Triều Tiên, vùng Viễn Đông của Liên Xô và cũng được trồng ở Nhật Bản, Mỹ nhưng nổi tiếng vẫn là nhân sâm Hàn Quốc. Từ xa xưa, người Hàn Quốc đã chế biến nhân sâm thành hồng sâm như là phương thuốc thần hiệu trị được nhiều bệnh và đứng hàng đầu trong bốn vị thuốc bổ của Sâm, Nhung, Quế, Phụ của đông y.

Tại Hàn quốc, các nhà khoa học đã phân tích được khá đầy đủ thành phần của nhân sâm, bao gồm 2 nhóm chính: Nhóm saponin (ginsenoside) gần 30 loại và nhóm khác saponin (Polyacetylene “có ở nấm linh chi”, phenolic, polysaccharide, Insulin Analogue). Trong đó các nhóm saponin tác động hầu hết các cơ quan trong cơ thể như hệ thần kinh hệ tuần hoàn tim mạch hệ tiêu hóa còn các nhóm khác saponin tác động chính lên chuyển hóa cơ bản của cơ thể như hệ miễn dịch chống lão hóa. Các nhà khoa học Hàn quốc đã chứng minh Isullin Analogue tự trong nhân sâm có công dụng tương tự như Insulin của cơ thể hoặc thuốc Insulin giúp hạ đường huyết trong máu.

Cho dù là Đông y hay Tây y thì hồng sâm vẫn được coi là một loại thuốc bổ toàn diện, có tác dụng gia tăng sự hồi phục các chức năng của cơ thể, chống lão hóa các tế bào, thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp protein của tế bào mới.

Hồng sâm còn có tác dụng kích thích cơ chế miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại bệnh nhiễm trùng, là phương thuốc phòng bệnh. Sử dụng nhân sâm giúp bạn làm việc dẻo dai hơn, tạo điều kiện tăng năng suất lao động.

Công dụng của hồng sâm với người bị tiểu đường

Gần đây, nhiều bệnh nhân bị bệnh tiểu đường tìm đến hồng sâm Hàn Quốc như một phương thuốc giúp giảm đường huyết hiệu quả. Nhiều người cho rằng hồng sâm có những thành phần giúp giảm đường huyết hiệu quả. Vậy hồng sâm có tốt cho bệnh nhân tiểu đường hay không? Chúng ta cùng nghe chuyên gia lý giải ngay dưới đây.

Nhiều nghiên cứu khoa học gần đây đều cho rằng hồng sâm có tác dụng làm tăng chuyển hóa đường trong máu giúp hạ đường huyết. Ngoài ra, hồng sâm còn có tác dụng chống lão hóa, tăng cường khả năng miễn dịch, tăng cường khả năng tạo máu, điều hòa chuyển hóa cholesterol,…

Cách người bệnh tiểu đường sử dụng hồng sâm hiệu quả

Các chuyên gia về y học cổ truyền cũng đưa ra một số lời khuyên cho bệnh nhân tiểu đường khi dùng hồng sâm:

Khi dùng hồng sâm, lượng đường trong máu có thể giảm đáng kể. Vì vậy, nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị tiểu đường thì không nên dùng cùng một lúc với hồng sâm để tránh gây ra tình trạng tụt đường huyết.

Ở những người sử dụng hồng sâm lần đầu thì không nên dùng lúc đói bởi vì khi sâm ngấm vào cơ thể sẽ giải phóng đường trong máu thành năng lượng, do vậy nếu dùng lúc đói có thể bị lả người hoặc ngất xỉu.

Lần đầu dùng sâm nên dùng liều nhỏ hơn bình thường, có thể pha với tách nước và nhâm nhi như uống cà phê để cảm nhận tác động của sâm lên cơ thể. Nên sử dụng sau khi ăn tầm 15-20 phút và tuyệt đối không sử dụng gần với thời gian dùng thuốc tiểu đường huyết áp (ví dụ sáng uống thuốc thì buổi trưa sử dụng sâm). Đối với người bệnh tiểu đường, muốn dùng hồng sâm thì cần dùng điều độ, hàm lượng từ 3-5 gam hồng sâm mỗi ngày, sẽ tốt cho sức khỏe.

Bệnh tiểu đường là gì ? Cơ chế phát sinh bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là một dạng bệnh nội tiết do rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Biểu hiện của bệnh tiểu đường là mức đường trong máu luôn tăng cao, ở giai đoạn mới phát người bệnh thường xuyên thấy khát nước, khô miệng, tiểu nhiều về đêm.

Để tìm hiểu cơ chế phát sinh bệnh tiểu đường chúng ta có thể mô phỏng quá trình hoạt động của cơ thể như sau:

Tuyến tụy => Sản xuất ra Insulin => Đường (Glucose) => Sinh ra năng lượng

Giải thích cho quá trình này như sau: Khi chúng ta ăn uống thức ăn sẽ được chuyển hóa thành đường glucose một dạng tinh bột nguồn năng lượng chính của cơ thể. Để sử dụng được đường glucose thì khi đó tuyến tụy sẽ sản xuất ra insulin và loại hooc môn nội tiết này lại có nhiệm vụ giúp vận chuyển đường glucose đi vào các tế bào trong cơ thể để sinh ra năng lượng. Khi quá trình xử lý này hoạt động một cách không bình thường tức là đường glucose không được vận chuyển đi đến các tế bào, kết quả làm cho lượng đường glucose trong máu sẽ luôn cao. Đây chính là cơ chế hình thành nên bệnh tiểu đường.

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0982.279.879 0903844100 @HànSâm